Thông báo
Văn bản pháp quy
Tài liệu
Điều kiện bảo đảm hoạt động GDNN
Đảm bảo chất lượng cơ sở GDNN
Hỗ trợ trực tuyến
Phòng tuyển sinh: 0226 3840246 Thầy Hưng - Phó phòng đào tạo: 0916 023 000.Chuyên viên Xuyến - NV Phòng đào tạo: 01669 982 351
Thống kê
149Trực tuyến
5,206,282 Lượt truy cập
 

CÁC HIỆU TRƯỞNG QUA 70 NĂM THÀNH LẬP

CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY LỢI BẮC BỘ

TỪ 15/11/1945 - ĐẾN NAY

 

STT

HỌ VÀ TÊN

THỜI GIAN

1

Nguyễn Như

Quỹ

1945 - 1948

2

Đặng Phúc

Thông

1948 - 1951

3

Vũ Đức

Thận

1951 - 1955

4

Nguyễn Nhật

Quang

1955 - 1956

5

Nguyễn Văn

Châu

1956 - 1958

6

Trần Đăng

Khoa

1958 - 1961

7

Trần Văn

Thới

1961 - 1963

8

Đào Văn

Trịnh

1963 - 1964

9

Vương

Huê

1964 - 1978

10

Nguyễn Trọng

Khiển

1978 - 1983

11

Đỗ Xuân

Trĩ

1983 - 1988

12

Mai Văn

Lộ

1988 - 1998

13

Trần Công

Duyên

1998 - 2008

14

Nguyễn Bá

Tuyn

2008 - 2013

15

Vũ Văn

Đoan

2013 - nay





TÓM TẮT TIỂU SỬ

CÁC HIỆU TRƯỞNG QUA 70 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG




1- ÔNG NGUYỄN NHƯ QUĨ

( Hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Công chính

sau khi được khai giảng lại 1945-1948).

Ông Nguyễn Như Quĩ là cựu học sinh trường Cao đẳng Công chính, kỹ sư hạng tư ngạch Công chính, trưởng ban kiểm soát hỏa xa, bộ Giao thông Công chính, nay được tạm cử giữ chức Giám đốc trường Cao đẳng Công chính từ ngày 1 tháng  11 năm 1945.

Cùng các ông có tên sau đây: Nhân viên Bộ Giao-thông Công-chính, Sở Địa chính và Sở Máy - đèn, được cử làm ủy nhiệm giáo sư trường Cao đẳng Công chính để dạy các môn về chương trình còn bỏ giở trong khóa vừa qua và chương trình khóa 1945-1946.

1-        Ông Đặng Phúc Thông – Kỹ sư khoáng chất.

2-        Ông Nguyễn Dần – Kỹ sư khoáng chất.

3-        Ông Nguyễn Duy Thanh – Kỹ sư điện học.

4-        Vũ Ngọc Trản – Trưởng ban Hành chính và tố tụng.

5-        Nguyễn Như Quì – Kỹ sư Công chính.

6-        Nguyễn Hữu Hiện – Kỹ sư Công chính

7-        Trần Ngọc Hậu - Kỹ sư Công chính

8-        Phạm Đình Biểu - Kỹ sư Công chính

9-        Nguyễn Như Lợi – Kỹ sư Công chính

10-      Nguyễn Duy Tý - Kỹ sư Công chính

11-      Đỗ Xuân Dung - Cán sự công chính

12-      Hoàng Đạo Lương –Cán sự Công chính

13-      Phạm Duy Giang – Cán sự Công chính

14-      Lương Duyên Bảng – Cán sự Công chính.

15-      Vũ Bá Bằng – Cán sự Công chính

16-      Phạm Gia Hiến – Kiến trúc sư.

17-      Phạm Khánh Chù – Kiến trúc sư

18-      Khúc Dản – kỹ sư Công chính

(Theo Việt Nam Dân quốc Công báo – số 10 ngày thứ bảy 21-11-1945 Trang 153 – thư viện Quốc gia)

 

 

2- ÔNG ĐẶNG PHÚC THÔNG

(Thứ trưởng Bộ Giao thông Công chính kiêm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công chính từ 1948 đến 29/12/1951)

1/ Năm sinh: 1906.

2/ Quê quán: Ông quê tại làng Khối Lỗ, xã Cự Khối, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay là huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong một gia đình Nho học truyền thống và là người thông minh, có học vấn cao.

3/ Học tập: Sau khi tốt nghiệp Tú tài toàn phần loại xuất sắc, ông được cử sang Pháp học tập. Sau đó, ông đã tốt nghiệp loại ưu tại hai trường danh tiếng của Pháp là Đại học Mỏ Địa chất và Đại học Cầu Đường.

4/ Làm việc:

-Trước cách mạng tháng Tám: Làm việc trong ngành khai khoáng và giao thông công chính. Từ chối nhập quốc tịch Pháp. Tham gia Đảng Xã hội Việt Nam. Ông là một trí thức yêu nước.

- Sau cách mạng tháng Tám: Cách mạng Tháng 8 thành công, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền Cách mạng giao cho nhiều trọng trách. Tháng 9/1945 ở cương vị là Ủy trưởng Giao thông Trung bộ, ông đã chỉ đạo Ngành khẩn cấp chuyển lương thực ra Bắc cứu đói.

         Cuối năm 1945, với nhiệm vụ của người Giám đốc Hỏa xa ông đã cấp bách tổ chức các đoàn tàu chuyển lương thực và đoàn quân tình nguyện Nam tiến để tiếp viện cho chiến trường khi cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ. Khi cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam non trẻ ông là đại biểu Quốc hội khóa I và được bổ nhiệm vào vị trí Thứ trưởng đầu tiên của Bộ Giao thông Công chính trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

Vừa ở cương vị Thứ trưởng kiêm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng kỹ thuật

(Cao đẳng Công chính) từ ngày 1/1/1950, sau Cách mạng Tháng 8, ông đã tạo dựng những cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Ngành và trực tiếp đào tạo lớp kỹ sư công chính đầu tiên của đất nước.

5/ Qua đời: Ông lâm bệnh nặng và qua đời ngày 29/12/1951.

Tết Mậu tý, Hội đồng Chính phủ họp phiên đầu năm, Ông Đặng Phúc Thông bị ốm cảm lạnh không đến dự họp được, hôm sau 4/2/1948, Bác Hồ đã gửi cho ông tấm áo ấm mà một người bạn già vừa tặng Bác, kèm bài thơ:

Tết nhất năm nay hoãn thịt xôi,

Tết sau thắng lợi sẽ đền bồi.

Áo bạn biếu tôi, tôi biếu chú,

Chú mang cho ấm cũng như tôi.

                      (Bài sử dụng tư liệu trên  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 

3 - ÔNG VŨ ĐỨC THẬN

Hiệu trưởng thứ 3 của Trường Cao đẳng Công chính 1951- 1955


Học Cao đẳng công chính khóa 1939-1942, sau khi tốt nghiệp được chọn vào học lớp kỹ sư đầu tiên năm 1943, thời gian học 10 tháng, lớp học này phải chuyển vào Đà Lạt để tránh máy bay Nhật đánh phá và tháng 9 năm 1944 mới tốt nghiệp.

Năm 1951, sau khi ông Đặng Phúc Thông từ trần, ông được cử giữ chức Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật (là Cao đẳng Công chính đổi tên năm 1949), Trường đóng tại làng Chẩu, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang từ năm 1951 đến khi hòa bình lập lại năm 1954.

Năm 1955 Ông được điều động đi làm Phó Ban công trường 13. Ông Nguyễn Nhật Quang được cử thay ông làm Hiệu trưởng trường cao đẳng kỹ thuật.

Sau này Ông Vũ Đức Thận làm thứ trưởng Bộ Kiến trúc đến khi nghỉ hưu.

( Theo tài liệu của cựu học sinh K7)

 

4- ÔNG NGUYỄN NHẬT QUANG

Hiệu trưởng thứ 4 của Trường Cao đẳng Công chính 1955-1956

Học Cao đẳng công chính khóa 1939-1942, sau khi tốt nghiệp được chọn vào học lớp kỹ sư đầu tiên năm 1943, thời gian học 10 tháng, lớp học này phải chuyển vào Đà Lạt để tránh máy bay Nhật đánh phá và tháng 9 năm 1944 mới tốt nghiệp.

Năm 1955, sau khi ông Vũ Đức Thận được điều động đi làm phó Ban chỉ huy công trường 13, ông được cử giữ chức Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật.

Tháng 3/1955, Bộ Giao thông Công chính đã quyết định rút một số cán bộ của Trường (Ông Nguyễn Nhật Quang, Đào Hữu Râu, Nguyễn Thành Vân) để thành lập Ban Xây dựng lại trường mới. Trụ sở của Ban đặt tại 33 Nguyễn Thượng Hiền, sau đó chuyển về làng Thủ Lệ (trên khu Voi phục hiện nay) để tiến hành công việc xây dựng lại trường.( Nay là địa điểm trường Đại học Giao thông VT)

 Ngày 6/7/1955 Trường Cao đẳng Công chính tuyển sinh khóa 7 trung cấp tại địa điểm mới, làng Thủ lệ - Cầu giấy - Hà Nội.

 Tháng 8/1956 Trường Cao đẳng Công chính được tách thành 2 trường trung cấp: Giao thông, Thủy lợi- Kiến trúc, các trường này bắt đầu hoạt động từ năm 1957.(Trường trung cấp Bưu điện đã tách ra trong kháng chiến năm 1952). Ông là Hiệu Trưởng trường Trung cấp Giao thông đến khi nghỉ hưu 1958.

 

5-ÔNG NGUYỄN VĂN CHÂU

( Hiệu trưởng Trường trung cấp Thủy Lợi Kiến trúc 1956 -1959)

-        Ngày sinh:

-        Quê quán:

-        Quá trình học tập công tác:( tóm tắt)

 

6- ÔNG TRẦN ĐĂNG KHOA

(Giám đốc Học viện Thủy lợi
trong Học viện có đào tạo trung cấp Thủy lợi 1959-1961)

1- Sinh ngày 4 tháng 5 năm 1907.

2- Mất năm 1989.

3- Quê quán: Thị xã Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế.

4- Đảng phái: Năm 1945 ông gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam, từng giữ chức Phó tổng thư ký của Đảng.

5- Quá trình công tác:

          - Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Công chính Hà nội (1925 -1928), ông tiếp tục học hàm thụ Trường Kỹ sư Eyrolles, Paris và thi đậu tham sự bậc trên (1928), sau đó (1932) thi đậu kỹ sư công chính. Trước năm 1945, ông phụ trách ngành công chính ở nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam.

          - Sau Cách mạng tháng Tám, ông được giao nhiều chức vụ quan trọng: Giám đốc Công chính Trung bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Công chính năm 1946, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Kiến trúc năm 1955, Bộ trưởng đầu tiên Bộ Thủy lợi năm 1958.

- Tháng 4 năm 1960 Ông được bầu vào Quốc hội khóa II. Cũng trong thời gian này Ông giữ chức Giám đốc Học viện Thủy lợi, rồi Giám đốc Viện Nghiên cứu Khoa học Thủy lợi. ( Trong Học viện Thủy lợi có đào tạo trung cấp thủy lợi, đến năm 1964 thì tách thành 2 trường: Đại học Thủy lợi và Trung cấp Thủy lợi).

- Ông là người tham gia thiết kế đập Bái Thượng (thuộc hệ thống thuỷ lợi Sông Chu, tỉnh Thanh hóa) và là bạn của Chủ tịch Xuphanuvông (Lào), cũng vốn là kỹ sư thuỷ lợi – công chính, người tham gia thiết kế đập Đô Lương (thuộc hệ thống Bắc Nghệ An)

- Ông là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khóa VII, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI, là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô trong nhiều năm.

- Tháng 4 năm 1981 ông được Quốc hội khóa 7 bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Kế họach và Ngân sách của Quốc hội và tiếp tục chức vụ Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

- Ông đã được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương của Nhà nước.

- Tên ông đã được đặt cho một con đường tại phường Tứ Hạthị xã Hương Trà.

                      (Bài sử dụng tư liệu trên  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

 

7 - ÔNG TRẦN VĂN THỚI

( Giám đốc Học viện Thủy lợi và Điện lực 1961-1963  

Hiệu trưởng Trường đại học và trung cấp Thủy Lợi 1963)

-        Ngày sinh:

-        Quê quán:

-        Quá trình học tập công tác:( tóm tắt)

 

8 - ÔNG ĐÀO VĂN TRỊNH

(Hiệu trưởng trường Đại học và Trung cấp Thủy lợi 1963-1964)

-        Ngày sinh:

-        Quê quán:

-        Quá trình học tập công tác:( tóm tắt)

 

9 -ÔNG VƯƠNG HUÊ

( Hiệu trưởng đầu tiên của trường Trung cấp Thủy Lợi TW 1964-1975

Trường Trung học Thủy lợi I 1975-1978

 sau khi tách ra khỏi trường Đại học và Trung cấp Thủy lợi)

-        Ngày sinh:

-        Quê quán: Thạch Thất- Sơn Tây.

-        Quá trình học tập công tác: Là sĩ quan quân đội chuyển ngành.

 

10 -ÔNG NGUYỄN TRỌNG KHIỂN

( Hiệu trưởng trường Trung học Thủy Lợi I  1978-1983)

 1/Ngày sinh:15-2-1926

 2/Quê quán: Thôn Hưng Quan-Trọng Quan- Đông Hưng- Thái Bình.

 3/ Quá trình học tập công tác:

-9/1949-12/1950: Là sinh viên lớp Cao đẳng II Trường cao đẳng Kỹ thuật Việt Nam, tại Phong Lạc- Thanh Hóa.

- 1/1951-12/1952- làm việc tại văn phòng Bộ Giao thông Công Chính ở An toàn khu ( Việt Bắc).

- 1/1953-2/1957- Chỉnh huấn đi học nước ngoài – Học Trung văn ở Quế Lâm, học Đại học Thủy nông ở Nam Ninh và Vũ Hán –Trung Quốc.

- 2/1957-7/1960- Cán bộ giảng dạy, trưởng bộ môn Thủy nông trường Trung cấp thủy lợi kiến trúc ở Hà Đông.

- 8/1960- 10/1966- Trưởng bộ môn Thủy nông – Học viện Thủy lợi- Điện lực, ủy viên Hội đồng khoa học của Học viện, ủy viên thường vụ Ban biên tập báo kỹ thuật của Bộ, cộng tác viên tờ tin tức hoạt động khoa học của ủy ban khoa học Nhà nước.

- 10/1966-7/1970- Phó chủ nhiệm khoa ( quyền trưởng khoa) rồi chủ nhiệm khoa ghép Thủy nông- Thủy văn trường Đại học Thủy lợi.

- 1/1970- 1/1978- Phó hiệu trưởng trường Trung cấp thủy lợi Trung ương, Đảng ủy viên 3 nhiệm kỳ ( ở Phủ lý)

- 1/1978-2/1983- Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng trường Trung học Thủy lợi I.

- 2/1983-10/1989 -Chuyên viên vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Thủy lợi. 2 năm làm Trưởng đoàn kiêm bí thư chi bộ đoàn đi lao động ở Irắc.

- 10/1989- Nghỉ hưu từ vụ Tổ chức cán bộ, hiện sống tại Ngã tư sở- Hà Nội.

 

11 -ÔNG ĐỖ XUÂN TRĨ

( Hiệu trưởng trường Trung học Thủy Lợi I  1983-1988)

- Sinh ngày: 20/2/1933.

- Quê quán: Xã Hải Châu- huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

- 8/1954 -3/1955 học sơ cấp Thủy lợi do UBHC khu 4 mở.

- 3/1955  -12/1955 cán bộ KT công trường bắc Nghệ An.

- 12/1955 -9/1956  cán bộ thiết kế - Bộ Thủy lợi.

- 9/1956 -7/1958  học Trung cấp Thủy lợi ở Hà Đông.( Khóa 7)

- 7/1958 -12/1962 giáo viên trường Trung học Thủy lợi.

- 12/1962 - 7/1971 học chuyên tu đại học.

- 7/1971 - 4/1973 Thực tập giảng dạy tại Liên Xô.

- 4/1974 - 6/1981 P. Hiệu trưởng trường TH Thủy lợi.

- 6/1981 - 9/1981 Chuyên gia giảng dạy tại Lào.

- 9/1981 - 5/1983 tiếp tục giảng dạy, là Hiệu trưởng(1983)

- 5/1983 - 8/1983 Chuyên gia giảng dạy tại Lào.

- 8/1983 -10/1988 Hiệu trưởng trường TH Thủy lợi.

- 10/1988 -10/1990 Đi lao động tại I Rắc.

- 10/1990 -11/1992 tiếp tục về trường công tác.

- Nghỉ hưu từ ngày 1/11/1992.

 

12 -ÔNG MAI VĂN LỘ

( Hiệu trưởng Trường Trung học Thủy Lợi I  1988 - 1998)

 1/ Ngày sinh:10- 9 - 1938

 2/ Quê quán: Xã Hương Long – Hương Khê – Hà Tĩnh.

 3/Quá trình học tập công tác:

- 10/1956- 10/1959 là học sinh Trường Trung cấp Thủy lợi Kiến trúc ( năm 1958 tách thành trung cấp Thủy lợi và Trung cấp Kiến trúc), khóa 9 lớp 9A.

- 11/1959 – 4/1979 là giáo viên trường Trung cấp Thủy lợi, học hàm thụ đại học Thủy lợi khóa II.

- 4/1979 – 9/1982 là Phó Hiệu trưởng trường Trung học Thủy lợi miền núi ( Thái Nguyên).

- 10/1982- 10/1988 là Phó Hiệu trưởng trường Trung học Thủy lợi I.

- 10/ 1988 – 12/1998 là Hiệu trưởng trường Trung học Thủy lợi I.

- 1/1/1999: Nghỉ hưu hiện sống tại quận Long Biên – Hà Nội.

          Em trai là Mai Đình Toàn, học sinh Trung cấp Thủy lợi K 20, sau khi tốt nghiệp năm 1971 nhập ngũ và hy sinh ở Quảng trị 1972.

 

13 – ÔNG TRẦN CÔNG DUYÊN

( Hiệu trưởng Trường trung học Thủy Lợi I  1998- 1/2008

Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ  2/2008 - 3/2008)

 1/Ngày sinh: 8-3-1948

 2/Quê quán: Xã Yên Phương – Ý Yên – Nam Định.

 3/Quá trình học tập công tác:

- 8/1967 - 8/1972:  Học Đại học Xây dựng - Hà Nội.

- 9/1972 - 10/1973: Giảng viên trường Đại học Xây dựng.

- 11/1973 - 10/1979: Giáo viên trường Trung học Thủy lợi I.

- 11/1979 – 10/1981: Trưởng bộ môn Thủy công trường Trung học Thủy lợi Tây Nguyên.

- 11/1981 - 8/1992: Trưởng bộ môn Thủy công trường Trung học Thủy lợi I.

- 9/1992- 12/1988: Phó Hiệu trưởng trường Trung học Thủy Lợi I.

- 12/1998-1/2008: Bí Thư Đảng ủy- Hiệu trưởng trường Trung học Thủy lợi I

- 2/2008-3/2008: Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ.

 

- Từ 1/4/2008: Nghỉ hưu, hiện đang sống tại Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội.

 

14- ÔNG NGUYỄN BÁ TUYN

(Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ 2008- 2013)

- Sinh ngày: 20/3/1953.

- Quê quán: Nguyên Xá-An Hiệp- Quỳnh Phụ-Thái Bình.

- Tốt nghiệp đại học Thủy lợi năm 1975, lớp 12N.

- 2/1976-11/1976 là kỹ sư thực tập tại đoàn qui hoạch của Bộ Thủy lợi tại Quảng nam.

- 1/1976 là giáo viên trường Trung học Thủy lợi I.

- 1989-1991 đi xuất khẩu lao động tại I Rắc.

- 4/1993 là Phó phòng giáo vụ.

- 5/1997 là Phó Hiệu trưởng trường TH Thủy lợi I.

- Thạc sĩ Thủy lợi năm 1998

- Nhà giáo ưu tú năm 2008.

- 2/ 2008: Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ.

- 1/4/2008: Bí thư Đảng ủy- Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ.

- 1/4/2013: Nghỉ hưu, hiện sống tại phường Trần Hưng Đạo – Phủ Lý – Hà Nam

 

 

15- ÔNG VŨ VĂN ĐOAN

(Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ 2013 - nay)

- Sinh ngày 23 - 8 - 1963.

- Quê quán:Thôn Nham Kênh-Thanh Nghị-Thanh Liêm-Hà Nam.

- Năm 1988 sau khi tốt nghiệp trường Đại học Mỏ địa chất về Trường làm giáo viên tại tổ môn kỹ thuật cơ sở.

- 1992 - 1999: Bí thư Đoàn TNCSHCM trường.

- 1997 - 2000: Tốt nghiệp đại học Thủy lợi tại chức K30 (văn bằng 2).

- 1999 - 2003: Trưởng Tổ môn cấp thoát nước.

- 2003 - 2005: Phó khoa Thủy nông-cấp thoát nước, kiêm trưởng tổ môn cấp thoát nước.

- 3/2005 - 11/2005: Trưởng khoa Thủy nông - cấp thoát nước.

- 2006: Tốt nghiệp Thạc sĩ kỹ thuật Thủy Lợi

- 12/2005 - 1/2008: Phó Hiệu trưởng trường Trung học Thủy lợi I.

- 2/2008 - 3/2013: Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ.

- 2003 -2013: Liên tục là Đảng ủy viên.

- 4/2013- nay: Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ.


Thư viện ảnh
000111101010221344

Trang chủ|Giới thiệu|Đoàn thể|Phòng|Khoa - Trung tâm|Tuyển sinh - Việc làm|Công tác HSSV|78 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THUỶ LỢI BẮC BỘ
Địa chỉ : Km số 2 Đường Trần Thị Phúc - TP.Phủ Lý - tỉnh Hà Nam
Điện thoại : 0226 3 840 246 - Fax : 0226 3 840 246
Email : cdtlbb@gmail.com 
Website : www.caodangthuyloibacbo.edu.vn
Copyright 2011 caodangthuyloibacbo.edu.vn.
Thiết kế và phát triển bởi Trần Phong Computer